Nhiều bạn thắc mắc không biết tại sao lại ra cách tính thuế TNCN theo biểu thuế lũy tiến cách 2. Nay kế toán thuế CAT sẽ giải thích giúp các bạn hiểu thêm và nhớ lâu hơn biểu thuế bằng ví dụ minh họa
Gỉai thích cách tính thuế TNCN
Dưới đây là ví dụ minh họa cho 2 cách tính thuế TNCN theo biểu thuế lũy tiến.
BẢNG HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ THEO BIỂU THUẾ LŨY TIẾN TỪNG PHẦN (đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh) Phương pháp tính thuế lũy tiến từng phần được cụ thể hóa theo Biểu tính thuế rút gọn như sau:
Bậc
Thu nhập tính thuế /tháng
Thuế suất
Tính số thuế phải nộp
Cách 1
Cách 2
1
Đến 5 triệu đồng (trđ)
5%
0 trđ + 5% TNTT
5% TNTT
2
Trên 5 trđ đến 10 trđ
10%
0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ
10% TNTT - 0,25 trđ
3
Trên 10 trđ đến 18 trđ
15%
0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ
15% TNTT - 0,75 trđ
4
Trên 18 trđ đến 32 trđ
20%
1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ
20% TNTT - 1,65 trđ
5
Trên 32 trđ đến 52 trđ
25%
4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ
25% TNTT - 3,25 trđ
6
Trên 52 trđ đến 80 trđ
30%
9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ
30% TNTT - 5,85 trđ
7
Trên 80 trđ
35%
18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ
35% TNTT - 9,85 trđ
Ví dụ: Ông A có thu nhập Năm 2018 như sau:
Ông A đăng ký giảm trừ 2 người phụ thuộc,mỗi người 3.600.000đ, có đầy đủ giấy tờ chứng minh, mặc dù đăng ký từ tháng 8/2018 nhưng thực tế ông phát sinh nghĩa vụ nuôi 2 con là từ 01/01/2018. Ông có đầy đủ chứng từ chứng minh nên chấp nhận giảm trừ từ 01/2018.
Ông A đóng BHXH bắt buộc tổng cộng là 1.800.000đ/tháng trong năm 2018.
Ônng A có đóng quỹ từ thiện đầy đủ giấy tờ chứng minh 1.000.000đ/ tháng
Ông chuển nhượng mảnh đất ở duy nhất và toàn bộ cho Bà B không có quan hệ gia đình, giá chuyển nhượng 8 tỷ. Sau đó Ông A mua miếng đất ở khác 800m2, và chuyển nhượng cho con rể của Ông A 300m2 với giá 200.000.000đ rẻ hơn giá UBND tại thời điểm chuyển nhượng là: 150.000.000đ.
Hãy tính thuế TNCN của Ông A biết thu nhập từ tiền lương cụ thể như sau:
Tháng 1 : Tổng lương: 24,000,000
Tháng 2 : Tổng lương:29,000,000
Tháng 3 : Tổng lương:37,000,000
Tháng 4 : Tổng lương:51,000,000
Tháng 5 : Tổng lương:71,000,000
Tháng 6 : Tổng lương:99,000,000
Tháng 7 : Tổng lương:119,000,000
TRẢ LỜI: Tổng các khoản giảm trừ của ông A hàng tháng là: 9.000.000đ+ 7.200.000 + 1.800.000 + 1.000.000 = 19.000.000đ
Trong đó:
Bản thân 9.000.000đ
Hai người phụ thuộc 3.600.000đ*2 = 7.200.000
Tiền BHXH bắt buộc: 1.800.000đ
Từ thiện: 1.000.000đ
==> THU NHẬP TÍNH THUẾ CỦA CÁC THÁNG NHƯ SAU:
Tháng 1 : 24,000,000 - 19.000.000 = 5.000.000 đ
Tháng 2 : 29,000,000 - 19.000.000 = 10.000.000 đ
Tháng 3 : 37,000,000 - 19.000.000 = 18.000.000 đ
Tháng 4 : 51,000,000 - 19.000.000 = 32.000.000 đ
Tháng 5 : 71,000,000 - 19.000.000 = 52.000.000 đ
Tháng 6 : 99,000,000 - 19.000.000 = 80.000.000 đ
Tháng 7 : 119,000,000 - 19.000.000 = 100.000.000 đ
==> THUẾ TNCN PHẢI NỘP TỪ TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG CỦA ÔNG A: